Cơ sở đo lường học P2

2.2.1 Đơn vị đo lường
a/ Đơn vị cơ bản: là đơn vị có độ lớn được chọn độc lập với
các đơn vị khác. Thí dụ đơn vị mét (m), giây (s),...
 

b/ Đơn vị dẫn xuất: được xây dựng dựa vào các đơn vị cơ
bản, có độ lớn phụ thuộc vào các đơn vị cơ bản. Thí dụ đơn
vị vận tốc m/s, đơn vị điện áp vôn (V),...
c/ Hệ đơn vị: là tập hợp các đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn
xuất suy ra từ các đơn vị cơ bản theo một nguyên tắc nhất
định. Thí dụ hệ mét, hệ đơn vị quốc tế SI,...
Tham khảo hệ mét và hệ SI trong tài liệu đào tạo “Cơ sở đo lườg học”

2.2 Đơn vị đo lường
____________________________________
2.2.2 Viết giá trị của đại lượng
Việt Nam đã chấp nhận các qui định thống nhất của quốc tế,
như:
- Dùng khoảng cách thay vì dấu chấm để phân biệt các lớp
trong một số, thí dụ 1 345 076 865
- Không viết hoa tên các đơn vị dù được gọi theo tên các nhà
khoa học, thí dụ ampe, niuton, pascan,...nhưng ký hiệu phải
viết bằng chữ cái in hoa, như A, N, Pa,...
- Với ký hiệu đơn vị là tích của nhiều đơn vị thì giữa các ký
hiệu phải có dấu chấm (phép nhân), thí dụ đơn vị công suất
toàn phần là V.A
- Với ký hiệu đơn vị là thương của nhiều đơn vị có thể dùng
lũy thừa âm, thí dụ đơn vị W/(m.K) có thể viết W.m-1.K-1
- Giữa chữ số sau cùng và ký hiệu phải có khoảng cách, thí
dụ như 200 L ; 687 321,21 kg ;...
- Khi ghi giá trị đại lượng có kèm theo độ lệch, có thể viết theo
2 cách: (85 ± 2) g hoặc 85 g ± 2 g
2.3 CHUẨN ĐO LƯỜNG
2.3.1 Định nghĩa
Chuẩn đo lường là phương tiện đo, vật đọ, mẫu chuẩn hoặc
hệ thống đo để định nghĩa, thể hiện, duy trì hoặc tái tạo đơn vị
hoặc một hay nhiều giá trị của đại lượng được dùng làm mốc
so sánh.
2.3.2 Phân loại theo độ chính xác:
- Chuẩn đầu ( primary standard )
- Chuẩn thứ ( secondary standard )
- Các chuẩn có độ chính xác thấp hơn.
2.3.3 Phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng:
- Chuẩn quốc tế ( international standard )
- Chuẩn quốc gia ( national standard )
- Chuẩn chính ( reference standard )
- Chuẩn công tác ( working standard )
- Chuẩn so sánh ( transfer standard )
- Chuẩn lưu động ( travelling standard )
2.3.4 Sao truyền chuẩn đo lường
Sao truyền chuẩn đo lường ( traceability ) là tính chất của
một kết quả đo hoặc giá trị của một chuẩn nhờ đó có thể liên
hệ tới những vật sao truyền đã định – thường là chuẩn quốc
gia hay chuẩn quốc tế - thông qua một chuỗi so sánh không
đứt đoạn với độ không đảm bảo đo đã định
2.3.5 Chuẩn các đơn vị cơ bản của hệ SI
a/ Chuẩn đơn vị mét ( m ) : là các bộ laser khí ổn định, có độ
chính xác đạt đến 1.10-11
b/ Chuẩn đơn vị kilôgam ( kg ) : là một khối hình trụ bằng
platin-iriđi, có đường kính và chiều cao đều bằng 39 mm, với
độ chính xác đạt tới 1.10-9
c/ Chuẩn đơn vị giây ( s ) : là đồng hồ nguyên tử xêđium với
độ chính xác 1.10-12
Tham khảo thêm tài liệu đào tạo “Cơ sở đo lường học”
2.4 SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO
2.4.1 Định nghĩa và phân loại
a/ Định nghĩa:
Sai số của phép đo là sự sai khác giữa kết quả đo và giá trị
thực của đại lượng.
Giá trị thực là giá trị lý tưởng, chỉ có thể tiến đến gần, không
bao giờ đạt được.
Giá trị thực tế (giá trị thực quy ước) là giá trị có đủ độ chính
xác cho một mục đích nhất định.
2.4.1 Định nghĩa và phân loại (tiếp theo)
b/ Phân loại theo hình thức biểu thị:
- Sai số tuyệt đối:  = Xđ - Xtt
với Xđ là kết quả đo
X
tt là giá trị thực qui ước của đại lượng đo
Sai số tuyệt đối được biểu thị theo đơn vị của đại lượng đo.
2.4.1 Định nghĩa và phân loại (tiếp theo)
b/ Phân loại theo hình thức biểu thị:
- Sai số tương đối:
với Δ là sai số tuyệt đối
X
tt là giá trị thực qui ước
Sai số tương đối thường được biểu thị dưới dạng phần trăm
c/ Phân loại theo quy luật xuất hiện:
- Sai số hệ thống
- Sai số ngẫu nhiên
- Sai số thô: có độ lớn khác biệt một cách bất thường, nguyên
nhân thường là do PTĐ bị hư, nhầm lẫn của người đo.
Sai số thô có thể loại trừ dễ dàng nếu xác định được tình
trạng của PTĐ hoặc thao tác cẩn thận, đúng qui trình.
2.4.2 Sai số hệ thống của phép đo ( SSHT )
SSHT của phép đo là phần sai số có giá trị và dấu không thay
đổi hoặc thay đổi theo một qui luật xác định khi đo lặp lại một
đại lượng.
a/ Nguyên nhân gây SSHT:
- Cấu tạo, công nghệ sx PTĐ
- Lắp đặt PTĐ không đúng theo qui định
- Điều kiện môi trường trong quá trình đo
- Phương pháp đo
- Người thực hiện phép đo.
b/ Phân loại SSHT theo qui luật xuất hiện:
- Sai số giảm dần hoặc tăng dần
- Sai số biến đổi tuần hoàn
- Sai số biến đổi phức tạp
c/ Loại trừ SSHT của phép đo:
- Loại trừ nguyên nhân gây SSHT trước khi đo:
 Kiểm tra, kiểm định hoặc hiệu chuẩn PTĐ đều đặn
 Lắp đặt PTĐ đúng trạng thái qui định
 Ổn định điều kiện môi trường ( t0 , %RH,...) theo qui định.
c/ Loại trừ SSHT của phép đo:
- Loại trừ nguyên nhân gây SSHT trong quá trình đo:
Tùy đặc điểm, cấu tạo của PTĐ và nguyên nhân gây SSHT,
chọn phương pháp đo thích hợp để vừa tiến hành đo đồng
thời loại trừ sai số, thí dụ phương pháp thế, phương pháp bù
sai số theo dấu, ...
c/ Loại trừ SSHT của phép đo:
- Loại trừ nguyên nhân gây SSHT sau quá trình đo:
Hiệu chính kết quả đo, sử dụng:
 Số hiệu chính cho sẵn để cộng đại số vào kết quả đo
 Hệ số hiệu chính để nhân với kết quả đo.
2.4.3 Sai số ngẫu nhiên của phép đo ( SSNN )
SSNN của phép đo là sai số có độ lớn không thể xác định
trước, phát sinh do các yếu tố ngẫu nhiên tác động.
SSNN không thể loại trừ hoàn toàn, nhưng có thể đánh giá
mức độ ảnh hưởng của nó thông qua một số đại lượng tính
toán:
– Giá trị trung bình
– Độ lệch chuẩn
– Độ không đảm bảo đo
a/ Giá trị trung bình số học:
được lấy làm ước lượng cho độ lớn của đại lượng đo.
càng gần với giá trị thực khi số lần đo n càng lớn.

b/ Độ lệch chuẩn (Độ lệch bình phương trung bình):

d/ Độ không đảm bảo đo:
“ĐKĐBĐ là thông số gắn kết với kết quả của phép đo, đặc
trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại
lượng đo một cách hợp lý.”
Định nghĩa theo VIM : 1993
ĐKĐBĐ khác với sai số của phép đo.

..................................


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng