Một số khái niệm trong hiệu chuẩn đo lường

1.Tỉ lệ dung sai (Accuracy ratio) :

  • Là tỉ lệ giới hạn dung sai của đối tượng được hiệu chuẩn với thiết bị chuẩn(thường kí hiệu là TAR)

2.Phép Hiệu chuẩn(calibration):

 - Tập hợp các thao tác được thiết lập trong một điều kiện cụ thể, các mối quan hệ

giữa các giá trị của số lượng được hiển thị bằng một thiết bị đo hoặc hệ thống đo lường, hoặc giá......

1.Tỉ lệ dung sai (Accuracy ratio) :

  • Là tỉ lệ giới hạn dung sai của đối tượng được hiệu chuẩn với thiết bị chuẩn(thường kí hiệu là TAR)

2.Phép Hiệu chuẩn(calibration):

 - Tập hợp các thao tác được thiết lập trong một điều kiện cụ thể, các mối quan hệ

giữa các giá trị của số lượng được hiển thị bằng một thiết bị đo hoặc hệ thống đo lường, hoặc giá trị

đại diện bởi một  vật liệu hoặc Vật liệu tham chiếu, và các giá trị tương ứng theo tiêu chuẩn. Kết quả của một phép hiệu chuẩn xác định  các giá trị của phép đo. phép hiệu chuẩn cũng xác định các đặc tính đo lường cũng như ảnh hưởng của số yếu tố ngoại quan khác.

Các Kết quả của một phép hiệu chuẩn có thể được ghi lại trong một tài liệu còn được gọi là giấy chứng nhận hiệu chuẩn (calibration certificate) hoặc báo cáo hiệu chuẩn(calibration report).

3.Phòng thí nghiệm Hiệu Chuẩn (calibration Laboratory) : Phòng thí nghiệm thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn. Một phòng thí nghiệm hiệu chuẩn có thể cung cấp một hoặc nhiều loại hình dịch vụ sau :

  a.Loại 1(Type I) : Một dịch vụ chủ yếu dành cho việc hiệu chuẩn của đo lường chuẩn. Phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn loại 1 phải bao gồm chuẩn tham chiếu(reference standards), chuẩn làm việc(working standard) chuẩn kiểm tra (check standards), và hệ thống hiệu chuẩn (calibration systems) có khả năng đánh giá định lượng và độ không đảm bảo đo và có thể theo dõi quá trình đo lường một cách liên tục trong một môi trường được kiểm soát theo tiêu chuẩn.

Với dịch vụ loại 1 các báo cáo hiệu chuẩn phải bao gồm kết quả đo, độ không đảm bảo đo, điều kiện môi trường hiệu chuẩn

Các phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn loại 1 còn được gọi là Chuẩn hoặc phòng thí nghiệm hiệu chuẩn tiêu chuẩn.

 b. Loại 2(Type II): Một dịch vụ chủ yếu dành cho việc hiệu chuẩn, cân chỉnh, kiểm tra và đo lường. các thiết bị để dùng trong thử nghiệm sản phẩm,sản xuất, dịch vụ..

Phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn loại 2 phải bao gồm chuẩn làm việc(working standard) chuẩn kiểm tra (check standards), và hệ thống hiệu chuẩn (calibration systems) có khả năng hiệu chỉnh theo đặc tính kĩ thuật ( Spec)/Dung sai (tolerance)  thường thì các đặc tính kĩ thuật/Dung sai được cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc theo một quy trình chuẩn, dựa vào đó có thể xác lập được tỉ lệ độ chính xác với thiết bị chuẩn thích hợp

Thường thì các phòng thí nghiệm đều có sẵn các phương tiện kiểm tra việc hiệu chuẩn và môi trường công tác

Với dịch vụ loại 2 các báo cáo hiệu chuẩn phải bao gồm kết quả đo theo đặc tính kĩ thuật/Dung sai và  điều kiện môi trường hiệu chuẩn.

Các phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn loại 2 còn được gọi là phòng thí nghiệm kiểm tra thiết bị.

 Loại 3 (Type III): Một loại dịch vụ được thiết kế chủ yếu để cung cấp các phép đo tham khảo, đây là loại dịch vụ có thể được cung cấp bởi các cơ sở di động, tạm thời hoặc cố định có các quy chuẩn tham khảo phù hợp

Dịch vụ phòng thí nghiệm loại 3 thường có tối thiểu các phương tiện theo dõi hiệu chuẩn chủ yếu dựa vào các giá trị được cung cấp của phòng thí nghiệm có thiết bị chuẩn cấp cao hơn . sử dụng các giá trị này để gán cho thiết bị theo đặc tính kĩ thuật/Dung sai

Có thể gọi dịch vụ này là On-site service, các yếu tố môi trường không thuộc quản lý trực tiếp của phòng thí nghiệm.

4. Chuẩn đo lường(Measurement Standard) :

 Một vật liệu đo, một công cụ đo, một vật liệu tham chiếu hoặc 1 hệ thống chuyên dụng nhằm xác định, nhận ra, duy trì, phục hồi một đơn vị cho một hoặc nhiều giá trị của số lượng cung cấp như là một tài liệu tham chiếu.

5. Phòng thí nghiệm quốc gia (National Laboratory):

 Một cơ sở thực chứng, duy trì và phổ biến các tiêu chuẩn đo lường của một quốc gia ( còn gọi là tiêu chuẩn đo lường quốc gia)

6. Chuẩn đầu đo lường (Primary Measurement Standard) :

 Là chuẩn được chỉ định hoặc thừa nhận rộng rãi có những phẩm chất đo lường cao nhất và có giá trị được chấp nhận mà không phải tham chiếu với các chuẩn đo lường khác

7. Kiểm tra( Test):

Một hoạt động kĩ thuật bao gồm việc xác định một hoặc nhiều đặc tính hay hiệu suất của sản phẩm, vật liệu, thiết bị, hoạt động, hiện tượng vật lý, một quá trình theo dịch vụ hoặc theo một quy trình naht61 định. Kết quả kiểm tra thường được ghi trong một tài liệu được gọi là báo cáo kiểm tra ( Test report) hoặc giấy chứng nhận kiểm tra ( test cetificate)

8. PHòng thí nghiệm thử nghiệm ( Testing Laboratory):

Là phòng thí nghiệm, thực hiện các phép thử

9. Truy Nguyên ( Traceability):

 Là tập hợp các kết quả đo lường hoặc giá trị của thiết bị chuẩn có liên quan tới tài liệu tham chiếu. thường các chuẩn quốc gia hoặc quốc tế phải nằm trong 1 chuỗi so sánh mắt xích không gián đoạn và tất cả phải có độ không đảm bảo đo.

10.chuẩn đo lường di động (Travelling Measurement Standard):

Là 1 chuẩn đôi khi được xây dựng đặc biệt dành cho việc vận chuyển giữa các địa điểm khác nhau.

11. Độ không đảm bảo đo (Uncertainty of measurement):

Một tham số kết hợp với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị mà nguyên nhân  từ các yếu tố ảnh hưởng tới đo lường

12. Danh sách độ không đảm bảo đo (Uncertainty List)

Một danh mục cụ thể các nguồn và độ lớn của độ không đảm đo ảnh hưởng tới kết quả đo. Danh sách bao gồm:

 -Truy nguyên thiết bị chuẩn ( độ không đảm bảo đo của thiết bị chuẩn)

 - Kĩ thuật đo (thao tác)

 - Điều kiện mội trường.

 -các thay đổi của thiết bị đo trong quá trình đo (độ lặp lại)

 -Điều kiện của thiết bị đo, tại thời điểm đo. ( độ hiển thị)

 - Một số các độ không đảm bảo đo khác có thể được xác định


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng