QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

Đồng hồ vạn năng là dụng cụ đo điện đã quá quen thuộc trong ngành điện, điện tử. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng sẽ có nhiều yêu tố tác động làm ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo trên vạn năng kế. Lúc này hoạt động cần thiết nhất là đưa máy đi hiệu chuẩn để đảm bảo thiết bị được hoạt động chính xác.

- Các phép hiệu chuẩn sẽ thực hiện trên đồng hồ vạn năng bao gồm:

  • Kiểm tra bên ngoài.
  • Kiểm tra kĩ thuật.
  • Kiểm tra nguồn nuôi.
  • Kiểm tra đo lường.
  • Yêu cầu chung.
  • Xác định giá trị đo.
  • Xác định sai số cho phép.

- Phương tiện hiệu chuẩn bao gồm:

  • nguồn chuẩn tạo điện áp, dòng điện một chiều và xoay chiều.
  • Nguồn chuẩn tạo điện trở, hộp điện trở chuẩn.
  • Nguồn chuẩn tạo điện dung.
  • Đồng hồ vạn năng tham chiếu.

- Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng:

  • Kiểm tra bên ngoài: tiến hành kiểm tra bên ngoài của thiết bị để đảm bảo trên thiết bị đo có các thông tin như tên gọi hoặc logo của nhà sản xuất, ký hiệu đơn vị đo, ký hiệu các cực đo, số sản xuất. Các cực nối của thiết bị phải chắc chắn, nguyên vẹn và hoạt động tốt. Các chỉ thị phải hoạt động bình thường, sáng đều, không bị mất nét, tinh thể lỏng không bị tràn ra.
  • Kiểm tra kĩ thuật: tiến hành kiểm tra nguồn cấp cho thiết bị đi, kiểm tra điện trở cách điện, kiểm tra độ bền cách điện.
  • Kiểm tra đo lường: bao gồm 4 thao tác:

BƯỚC 1: Yêu cầu chung:

Chỉnh 0 của chỉ thị (nếu có)

Đưa thiết bị đo về chế độ hiệu chuẩn (nếu có)

Xác định giá trị đo cho tất cả các đại lượng

Xác định ít nhất 1 điểm có giá trị nằm trong khoảng 60% - 100% phạm vi đo

BƯỚC 2: Xác định giá trị đo - Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng

 Dựa theo hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật của thiết bị đo, tiến hành kết nối dây tín hiệu đo giữa thiết bị chuẩn và thiết bị đo theo đúng từng chức năng đo, dải đo. Lần lượt thực hiện các bước hiệu chuẩn bên dưới.

* Hiệu chuẩn điện áp một chiều

Đối với thiết bị đo hiển thị 5 số và 5 ½ số thì bạn phải hiệu chuẩn ở cả 2 giá trị âm và dương. Còn các thiết bị đo còn lại thì chỉ cần hiệu chuẩn ở giá trị dương.

* Hiệu chuẩn điện áp xoay chiều

Mỗi phạm vi đo phải hiệu chuẩn ở một tần số nằm trong mỗi băng tần đã cho.

* Hiệu chuẩn dòng điện một chiều hoặc xoay chiều

Đối với dòng điện một chiều thì bạn chỉ cần hiệu hiệu ở giá trị dương. Còn đối với dòng điện xoay chiều thì phải hiệu chuẩn ít nhất ở một tần số hoặc ở 50 Hz hoặc 1 kHz.

* Hiệu chuẩn điện trở

Nếu thiết bị đo có chức năng chỉnh 0 hoặc bù điện trở dây thì phải thực hiện các bước này trước khi thực hiện hiệu chuẩn điện trở.

* Hiệu chuẩn theo yêu cầu của khác hàng

Thiết bị đo có thể được hiệu chuẩn ở đại lượng, phạm vi cũng như tần số phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu.

BƯỚC 3: Xác định sai số cho phép

Sai số cho phép được tính toán từ thông số kỹ thuật của mỗi hãng sản xuất, được cho dưới dạng sau:

δ= % số đọc + digit

δ= % số đọc + % Phạm vi đo

δ= % số đọc + đơn vị đo

BƯỚC 4: Điều chỉnh

Trong trường hợp kết quả đo của thiết bị đo vượt quá dung sai cho phép, có thể tiến hành điều chỉnh lại giá trị đo của thiết bị đo. Việc này tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo (có cơ cấu chỉnh hay không). Phải có tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, hay thậm chí là mật khẩu, phần mềm chuyên dụng thì mới điều chỉnh được.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ CALTEK
 CALTEK ELECTRONICS JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉTầng 3, Hà Nam Plaza, phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương

Chi nhánhTầng 2, trung tâm điều hành KCN Tiên Sơn,

đường TS11, KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Hotline0985 254 117
Email: linh.nguyen@caltek.com.vn


Đã thêm vào giỏ hàng